Nếu bạn chưa đặt ra những câu hỏi tương tự thế này, thì có lẽ bạn chưa thật sự muốn thành lập 1 quán café cho riêng mình, hoặc bạn không nghĩ rằng điều đó là cần thiết vì hoạt động tới đâu, sẽ tính tới đó. Nhưng nếu đây chính là những câu hỏi bạn luôn trăn trở, thì xin chúc mừng bạn đã bước những bước đầu tiên vào thế giới của những người khao khát làm chủ của 1 quán café, muốn tự mình khởi nghiệp và kinh doanh .
Cũng có thể chẳng cần phải đặt câu hỏi đâu, bạn hoàn toàn có thể sang nhượng lại 1 quán café đang hoạt động, sang lại đồ dùng của các quán đã giải thể… thì đây là 1 trong những cách giúp bạn bỏ ít chi phí nhất để có thể 1 bước là thành chủ ngay lập tức. Nhưng có lẽ, khi bạn đã tải phiên bản ebook của Bí quyết để có được 1 quán café, thì bạn vẫn thích tự tay mua sắm và đầu tư cho đứa con của mình đúng không ? Thế thì chúng ta sẽ giải quyết các câu hỏi đã đặt ra ở trên, bạn đồng ý chứ?
Thế bao nhiêu tiền là đủ ? Câu trả lời là bao nhiêu cũng đủ và bao nhiêu cũng sẽ thiếu, quan trọng là bạn dự toán chi phí và đầu tư cho mô hình quán như thế nào. Ở những phần trước, tôi cũng có nói qua về chi phí phải bỏ ra để có được 1 quán cho cả 4 mô hình, thì ở phần này, tôi thành thật mong muốn khi bạn bỏ tiền ra để thành lập quán, thì bạn phải dự phòng dòng tiền giúp quán có thể hoạt động tối thiểu trong 6 tháng kể từ ngày được thành lập. Vì bản thân 3 tháng đầu tiên có thể sẽ đông, nhưng đó là người thân, bạn bè ủng hộ, đây là lượng khách hàng không thường xuyên của quán, và 3 tháng kế tiếp chỉ là thời gian nhằm giúp khách hàng quen với việc bạn đã xuất hiện trên thị trường mà thôi. Nên vì thế, số tiền cần phải chuẩn bị sẽ là số tiền cần thành lập quán + số tiền chi phí hoạt động cố định của quán trong 6 tháng kể từ ngày khai trương quán.
Việc mua sắm gì ở giai đoạn đầu cũng là một bài toán thật khó giải với nhiều đáp số khác nhau. Nên ở đây, tôi chỉ ghi ra các vật dụng cần thiết mà một quán cần phải có mà không đi phân tích sâu với lý do vì sao phải có. Khi mua sắm xong, bắt tay vào thực tế, bạn sẽ hiểu vì sao .
- Bàn ghế : theo thiết kế của quán, phù hợp với đối tượng và mô hình phục vụ
- Ly, dĩa đựng, ấm trà, muỗng (thìa) các loại
- Dụng cụ pha chế
- Dụng cụ đựng
- Kệ, quầy hàng
- Tủ đựng dụng cụ, quầy bar
- Các dụng cụ chùi, rửa
- Khay đựng….
a) Việc thuê mặt bằng
- Tiền mặt bằng cho tháng đầu
- Tiền đặt cọc nhà ( thông thường là 1 tháng x 3 = Tiền 3 tháng ), số tiền này sẽ được tính vào từng tháng kế tiếp, hoặc chủ nhà giữ và hoàn trả khi trả lại mặt bằng.
- Cần phải làm hợp đồng cho thuê, có ghi chú cụ thể tình trạng nhà cũ, thỏa thuận việc sửa chữa (đền bù nếu có, chỉ được đục, không được xây mới, cơi nới ...)
- Trong hợp đồng cần ghi chú các vật dụng, tình trạng của các vật dụng đó, số lượng từng loại ( đèn : 1 cái 1m2 đã hư, 1 cái 1m2 xài tốt, 4 bóng tiết kiệm điện Huỳnh Quang, 1 quạt trần đã cũ….. )
b) Mua sao cho rẻ nhất và lợi ích nhất
- Mua tại các điểm thanh lý hàng hóa
- Mua tại các địa điểm bán sĩ
- Mua với số lượng lớn ( nên vì thế cần phải lên bảng tính cụ thể để có thể dùng ít nhất trong 3 tháng ) Bạn sẽ lợi về tiền xăng, tiền nhân công và dễ thương lượng giá cả với nhà cung cấp.
c) Chi phí thuê mướn, sửa sang mặt bằng
- Bạn sẽ liên hệ làm trọn gói, rồi sau đó có thể liên hệ người sửa chữa làm theo ngày công để so sánh giá
- Nên tự mình đi mua sắm vật tư để có thể lựa chọn nhà cung cấp giá rẻ, và chất lượng tốt nhất
- Tìm khu vực có nhiều nhà cung cấp vật liệu xây dựng để có thể khảo sát giá, tìm được giá tốt nhất
- Nếu mở quán lớn >300.000.000 thì bạn nên cần bỏ ra 1 khoản chi phí để thuê kiến trúc sư vẽ phác thảo mô hình quán, vì nếu tự mình làm, sẽ không tạo ra được điểm nhấn cho quán.
d) Các chi phí có thể phát sinh ( đều phải được tính vào chi phí thành lập quán )
- Chi phí ăn, uống khi sửa chữa
- Khai trương quán
- Đãi bạn bè, gia đình
- Sữa chữa hư hao cho chủ nhà, nhà kế bên
- Chi phí tạo mối quan hệ với hàng xóm xung quanh
- Chi phí trước ngày khai trương
Khi kinh doanh, thông thường những người mới làm thường chọn cách tự mình bỏ vốn ra hết, chứkhông chịu hùn vốn do sợ không dễ chia lợi nhuận, và công việc không biết cách phân chia. Nhưng với kinh nghiệm hiện có, tôi thật sự mong muốn bạn nên tìm kiếm 1, hoặc 1 vài đối tác để hùn vốn với nhau, và làm chung.
- Điều đầu tiên là họ sẽ bổ sung các điểm khuyết cho bạn, bổ sung các năng lực mà bạn còn thiếu
- Kế tiếp, họ sẽ hỗ trợ thêm cho bạn trong việc kêu gọi vốn, cũng như giảm bớt rủi ro cho dự án khi gặp bất lợi
- Họ sẽ có nguồn khách hàng mới để bổ sung cho quán
Cách chọn lựa partner
- Tìm người có thế mạnh, điểm yếu khác với bản thân
- Chấp nhận làm dự án mà không cần lương trong tối thiểu 3 tháng
- Biết cách phối hợp, và phân chia công việc
- Người có tinh thần, trách nhiệm cao, thể hiện thông qua các công việc họ đã từng làm